Tìm hiểu văn hóa khởi nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam
Tuy nhiên, ở Đà Nẵng hiện đang đối mặt với rất nhiều thách thức, như: Thiếu quỹ đầu tư, chưa có một quỹ đầu tư mạo hiểm nào ở thành phố; nguồn nhân lực hạn hẹp; thiếu cộng
Hội thảo đã đặt ra nhiều vấn đề: Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của DN mới, đặc biệt là DN công nghệ cao? Yếu tố nào tác động đến hiệu quả của khu công nghệ và làm thế nào để hình thành các vườn ươm doanh nhân thành công?
Bên cạnh đó, những yếu tố ảnh hưởng đến vườn ươm (sở hữu, đặc tính quản lý, mục tiêu chiến lược và dịch vụ hỗ trợ…), ảnh hưởng đến khởi nghiệp (nguồn tài trợ, con người, mạng lưới quan hệ…) có còn đúng với bối cảnh của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng nữa không?
Hôi thảo cũng đã bao quát toàn cảnh những thực trạng và thách thức trong việc khởi nghiệp và ươm tạo công nghệ ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng là cơ hội để trao đổi và học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới, trong đó có Vương quốc Anh trong vấn đề này.
Qua đó, xây dựng những kiến nghị về chính sách, giải pháp quản lý, chương trình đào tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển của DN khởi nghiệp và vườn ươm tạo công nghệ.
Thực tế, khởi nghiệp công nghệ ở Đà Nẵng có tiềm năng trở thành khởi nghiệp sôi động. Đà Nẵng là thành phố nhỏ về số dân và diện tích nên sẽ dễ dàng thích nghi với sự thay đổi. Hạ tầng phát triển, sự ủng hộ của chính quyền, môi trường đầu tư cởi mở…
Tuy nhiên, ở Đà Nẵng hiện đang đối mặt với rất nhiều thách thức, như: Thiếu quỹ đầu tư, chưa có một quỹ đầu tư mạo hiểm nào ở thành phố; nguồn nhân lực hạn hẹp; thiếu cộng đồng khởi nghiệp; thiếu sự quan tâm về giáo dục tinh thần khởi nghiệp; thiếu các hoạt động marketing và truyền thông về khởi nghiệp…Điều này dễ ảnh hưởng đến tinh thần khởi nghiệp.
Phát biểu tại hội thảo, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Võ Duy Khương cho biết, tư duy khởi nghiệp còn khá mới mẻ đối với thanh niên và người Việt Nam nói chung. Lâu nay, sinh viên ra trường vẫn còn mang nặng tư duy làm thuê cho các công ty nước ngoài, hoặc tìm việc làm ở khu vực nhà nước càng tốt. Chúng ta phải làm sao loại bỏ được tư duy làm thuê và phát triển tư duy làm chủ thì xã hội mới phát triển được.
Leave a Reply