Dấu hiệu nhận biết một nhân viên rắc rối
Bạn nghĩ mình có một ý tưởng tuyệt vời, nhưng nếu không ai đồng tình mà bạn vẫn kiên quyết không từ bỏ, đồng nghiệp và sếp sẽ coi bạn là một kẻ gây rối. Có thể bạn cho rằng mình
Nếu bạn có một trong những dấu hiệu dưới đây, bạn nên xem xét lại bản thân mình:
Bạn luôn nói “không” khi đồng nghiệp nhờ vả
Bạn không nhất thiết lúc nào cũng phải nói “có” với mọi nhiệm vụ sếp giao hay việc đồng nghiệp nhờ vả, nhưng luôn cự tuyệt lời đề nghị giúp đỡ người khác sẽ khiến bạn tự động bị coi là người “có vấn đề”.
Bạn không chấp nhận câu trả lời “không”
Bạn nghĩ mình có một ý tưởng tuyệt vời, nhưng nếu không ai đồng tình mà bạn vẫn kiên quyết không từ bỏ, đồng nghiệp và sếp sẽ coi bạn là một kẻ gây rối. Có thể bạn cho rằng mình đi trước thời đại và những người khác chưa đủ tầm để hiểu. Nếu như vậy, có lẽ đã đến lúc bạn bắt đầu sự nghiệp kinh doanh riêng của mình.
Bạn cho rằng mình thông minh hơn mọi người trong công ty
Có thể sự thật bạn là người thông minh nhất trong nhóm. Tuy nhiên, nếu bạn tập trung suy nghĩ quá nhiều rằng bạn là người tài năng nhất và không quan tâm tới mọi người xung quanh thì trong mắt những người khác, bạn là một “kẻ lập dị”.
“Làm việc theo nhóm” không có trong từ điển của bạn
Một dự án được hoàn thành là do sự đoàn kết và nỗ lực của cả tập thể. Nếu bạn kiên quyết không chịu hợp tác và những người khác thường xuyên phải làm nhiều việc hơn, có lẽ bạn nên tìm kiếm một công việc phù hợp hơn trước khi sếp hẹn gặp riêng bạn.
Chỉ tập trung vào bản thân
Dù thích hay không, một phần công việc của chúng ta là hỗ trợ sếp thành công. Thành công của bạn chính là thành công của sếp. Điều đó không có nghĩa là sếp sẽ giành hết mọi công trạng của bạn, mà một trong những ưu tiên của bạn là tìm cách giúp sếp và nhóm chiến thắng.
“Buôn chuyện” là sở thích của bạn
“Buôn chuyện” có thể giúp bạn xả stress, giúp bạn cập nhật tin tức về mọi người trong công ty… Nhưng nếu nổi tiếng là người ưa “buôn chuyện”, thường xuyên lan truyền các tin đồn trong công ty, bạn sẽ không được đánh giá cao.
Cư xử thiếu chuyên nghiệp
Nếu sếp thường phải đau đầu cân nhắc có nên cử bạn đi gặp khách hàng hay không bởi anh/cô ấy lo sợ về ấn tượng bạn có thể tạo ra cho họ, bạn nên xem lại chính mình để có sự điều chỉnh phù hợp. Nếu có thói quen nói chuyện bỗ bã hoặc không biết khi nào nên ngừng nói và lắng nghe, hãy lập tức khắc phục trước khi quá muộn.
Bạn luôn trông chờ cuối tuần
Cân bằng công việc và cuộc sống riêng là điều quan trọng, tuy nhiên nếu bạn dành quá nhiều thời gian trong tuần “kêu gào” về công việc và mong ngóng thật chóng tới cuối tuần, mọi người sẽ nghi ngờ về tình yêu, sự gắn bó với công việc của bạn.
Leave a Reply