Chưa đủ kinh nghiệm có nên viết hồ sơ xin việc không?

Các bạn nên mô tả các khóa học, dự án của trường lớp đã tham gia, công việc thực tập và các hoạt động ngoại khóa liên quan đến mục tiêu nghề nghiệp.

Bạn vừa tốt nghiệp Đại học, bạn đang muốn tìm kiếm một công việc để học hỏi kinh nghiệm, tuy nhiên bạn cảm thấy không đủ tự tin vì tất cả các công ty đều đòi hỏi ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc.
Đừng vội nản lòng, bạn vẫn có thể thực hiện được điều này.thực hiện các bước sau để có một hồ sơ xin việc thu hút nhà tuyển dụng nhé!

1. Chọn đúng kiểu sơ yếu lý lịch

Hai kiểu sơ yếu lý lịch hiệu quả nhất cho các ứng viên mới vào nghề là sơ yếu lý lịch chức năng và kết hợp. Bạn đừng nên dùng sơ yếu lý lịch theo trình tự thời gian vì kiểu này nhấn mạnh vào quá trình làm việc.
Sơ yếu lý lịch chức năng nhấn mạnh các kỹ năng liên quan và làm nổi bật điểm mạnh của bạn. Sơ yếu lý lịch kết hợp tổng kết các thành tích đạt được trước đây nhằm nhấn mạnh sự phù hợp của bạn với công việc hiện tại, ví dụ như: trình độ học vấn, các kỹ năng chính, công việc tình nguyện.

2. Đánh giá khả năng của bạn

Vấn đề thiếu kinh nghiệm trong hiện tại có thể trở thành động lực tiến bộ mạnh mẽ trong tương lai. Hãy đặt bạn vào vị trí của giám đốc tuyển dụng và hỏi chính mình: “Tại sao tôi phải tuyển dụng anh/chị mà không phải là 100 ứng viên có kinh nghiệm khác?”
Trước khi viết sơ yếu lý lịch, bạn cần nghiên cứu kỹ bảng mô tả công việc. Nhà tuyển dụng cần đến các kỹ năng, khả năng hay phẩm chất nào? Liệu năng lực và phẩm chất của bạn có thể bù đắp cho việc thiếu kinh nghiệm không? Nhà tuyển dụng sẽ được lợi gì khi thuê bạn?
Hãy nghĩ đến 5 lý do hàng đầu để thuyết phục nhà tuyển dụng mời bạn tham dự phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn tạo được sự khác biệt với các ứng viên còn lại.

3. Làm nổi bật các khả năng đặc biệt của bạn

Dù bạn quyết định sử dụng kiểu sơ yếu lý lịch nào đi chăng nữa, bạn cần phải đưa ra những bằng chứng thuyết phục nhà tuyển dụng cho bạn một cơ hội. Hãy xem xét đến các yếu tố sau:
· Kinh nghiệm: các công việc bán thời gian, thời vụ, tình nguyện hay các sở thích có liên quan. Hãy nhấn mạnh các thành tích và đóng góp của bạn.
· Các kỹ năng và khả năng: kỹ năng ngoại ngữ, khả năng kỹ thuật, tổ chức, nghiên cứu, lãnh đạo, quan hệ khách hàng, giao tiếp, giải quyết vấn đề sáng tạo, học hỏi nhanh, làm việc độc lập.

4. Đối với sinh viên mới ra trường

Các bạn nên mô tả các khóa học, dự án của trường lớp đã tham gia, công việc thực tập và các hoạt động ngoại khóa liên quan đến mục tiêu nghề nghiệp.
Các điểm mạnh khác: trong sơ yếu lý lịch, bạn nên cho nhà tuyển dụng biết bạn sẵn sàng làm thêm giờ, chấp nhận mức lương thấp hay tự học thêm các chuyên môn cần thiết. Điều này có thể giúp bạn tạo ấn tượng ban đầu tốt với nhà tuyến dụng.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *